Si lô công nghiệp

Hoàng Ngân Tác giả Hoàng Ngân 19/07/2024 11 phút đọc

Si lô công nghiệp đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc tối ưu hóa quá trình sản xuất và vận hành trong các ngành công nghiệp hiện đại. Dù là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ, si lô đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, giảm chi phí và tăng cường tính cạnh tranh. Với sự phát triển của công nghệ, si lô đã tiến xa hơn tính năng lưu trữ và quản lý hàng hoá. Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá các kiến thức về si lô và cách si lô đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện nay và tầm quan trọng của nó.

Si lô công nghiệp là gì?

Những loại silo đang được dùng phổ biến hiện nay Hai loại silo được dùng phổ biến hiện nay gồm silo dạng tháp hay silo dạng hầm chứa. Silo dạng tháp thường được làm bằng kim loại chống gỉ sét hoặc inox có chân đế chắc chắn thường được tìm thấy ở những công ty chuyên sản xuất xi măng hay than đá.
Hình ảnh minh họa

Là sản phẩm có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, si lô công nghiệp mang nghĩa là hồ chứa công nghiệp.

Các si lô này thường được làm bằng kim loại hoặc bê tông chắc chắn nhằm mục đích đảm bảo duy trì được một số trạng thái nhất định như khả năng giữ nóng, giữ lạnh hoặc độ kín cần thiết để bảo quản một số nguyên vật liệu đặc thù như lương thực, xi măng, than đá hoặc gỗ.

Đặc điểm của si lô 

So với nhà kho truyền thống, si lô mang nhiều tính năng vượt trội trong việc bảo quản nguyên liệu. Công cụ này không chiếm quá nhiều diện tích sử dụng nhưng công suất vô cùng hiệu quả. Bồn silo không gây ồn khi hoạt động hạn chế tối đa lượng khói bụi thải ra bên ngoài.

Si lô chứa nguyên liệu được trang bị các thiết bị tự động để kiểm soát độ ẩm, lượng khí CO2 và nhiệt độ bên trong. Vì vậy, các nguyên liệu dự trữ trong silo phi tiêu chuẩn có thể được bảo quản trong thời gian vài năm, tiết kiệm chi phí vận hành và sản xuất cho các doanh nghiệp.

Các bạn quan tâm đến sản phẩm về si lô hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!

Cấu tạo của si lô công nghiệp

Silo được cấu tạo là một ống hình trụ, đáy có dạng hình chóp, cao khoảng 30 đến 35m, có nắp đậy kín để có thể bảo quản ở trạng thái kín hoặc lạnh khi cần thiết. Vật liệu làm silo thường là bêtông, kim loại hoặc kim loại tráng men.

Mỗi kho có thể có nhiều silo, trong đó có một silo bỏ trống, nhờ đó có thể thường xuyên đảo trộn nguyên liệu bằng cách chuyển nguyên liệu từ silo này sang silo khác.

Silo có cấu tạo các thành phần sau:

  • Thân có hình trụ tròn hoặc hình trụ vuông được cấu tạo từ thép cacbon và được sơn phủ lớp epoxy hai mặt trong và ngoài hoặc bằng thép không rỉ. Áp dụng công nghệ lắp ghép giúp tiết kiệm thời gian lắp đặt sản phẩm.
  • Ống côn dùng để tháo nhiên liệu
  • Vòm côn che phía trên thân trụ.
  • Cửa nạp nguyên nhiên liệu.
  • Chân đỡ silo
  • Cầu thang
  • Nắp thăm
  • Phần đáy côn : có dạng phễu được cấu tạo từ thép cacbon sơn phủ lớp epoxy hoặc thép không rỉ.

Ứng dụng của si lô 

Một số ứng dụng thiết thực của silo trong cuộc sống mà được nhiều người quan tâm nhất chính là khả năng dự trữ và khả năng đảm bảo chất lượng của sản phẩm. 

Silo cho phép bảo quản số lượng lớn sản phẩm trong một lúc và đáp ứng được số điều kiện nhiệt độ, độ ẩm nhất định giúp cho thời gian dự trữ gia tăng gấp nhiều lần so với thông thường. Đồng thời nó còn giúp tiết kiệm nhiều chi phí và công sức dự trữ so với thông thường.

Vì xây dựng những kho chứa silo có thể giúp tiết kiệm không gian của doanh nghiệp hơn thay vì phải sử dụng nhà kho thông thường. Đồng thời việc dùng kho silo cũng có thể giúp sản phẩm được lưu trữ lâu hơn

Đặc biệt kho chứa silo thường có chi phí bảo hành sửa chữa không cao điều này cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản lớn các chi phí sửa chữa bảo trì không cần thiết. 

Hình ảnh tham khảo
Hình ảnh tham khảo

Ưu điểm của silo

Chắc hẳn, trước khi đưa ra được quyết định lựa mua hay tin dùng, sử dụng bất cứ thứ gì, ưu điểm của nó so với các loại khác chính là một trong những yếu tố được cân nhắc hàng đầu. Và kho silo cũng không nằm trong ngoại lệ. 

Vậy “Tại sao nên lựa chọn sử dụng silo trong xây dựng?”, “gia công silo có khó không?”... Chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua một số những ưu điểm mà kho silo mang lại để giải đáp cho các thắc mắc trên nhé!

Kho silo có thể chứa cũng như bảo quản được khối lượng sản phẩm với trọng tải lớn trong cùng một lúc - đây là điều mà bất kỳ các nhà kho nào trước đó cũng chưa thể thực hiện được. 

Bên cạnh đó, kho silo còn cho phép cơ khí hóa và tự động hóa trong việc xuất nhập kho; giúp làm tăng độ đồng nhất nhờ vào quá trình đảo trộn và thuyên chuyển silo. 

Qua đó, vi sinh vật và côn trùng gây hại khó xâm nhập được vào bên trong kho để phá hoại, đảm bảo chất lượng sản phẩm bên trong kho và giảm được hư hỏng sản phẩm và các chi phí lao động phát sinh, chỉ tốn khoảng một phần mười so với các khoản chi phí cho việc bảo quản thông thường

Việc sở hữu những kho silo riêng cho cơ quan, doanh nghiệp bạn sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao và năng suất công việc cao

Được làm từ những chất liệu cao cấp, chất lượng, kho silo không chỉ đảm bảo về chất lượng cao mà còn khó hư hỏng, đỡ được các khoản chi phí sửa chữa và thời gian bảo quản lâu tuổi thọ trung bình cao.

Tiết kiệm được một khoảng không gian cũng như mặt bằng đáng kể do không cần quá nhiều diện tích đất lớn như nhà kho, bãi chứa.

Tránh được những tác động của môi trường, những điều kiện kể cả  là khắc nghiệt nhất của thời tiết như mưa bão, ẩm mốc…

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ đem đến thông tin hữu ích!

Rất mong các bạn quan tâm và theo dõi tank.vn để cập nhật thông tin mới nhất về si lô công nghiệp.

Hoàng Ngân
Tác giả Hoàng Ngân Editor
Chuyên gia hệ thống bồn tank inox, máy bơm inox 3 năm kinh nghiệm!
Bài viết trước Bồn khuấy hóa chất

Bồn khuấy hóa chất

Bài viết tiếp theo

High Vacuum Pump Price

High Vacuum Pump Price

Bài viết liên quan

Thông báo

Bạn cần hỗ trợ?