Các loại bơm ly tâm
Các loại bơm ly tâm đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống điều hòa không khí và nhiều ứng dụng khác , vì nó có tính linh hoạt và hiệu suất cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại bơm ly tâm phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng không hề đơn giản. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu các kiến thức về các loại bơm ly tâm phổ biến trên thị trường và ưu điểm của từng loại bơm ly tâm trong bài viết dưới đây nhé!
Bơm ly tâm là gì?
Bơm ly tâm là loại máy bơm công nghiệp thủy lực cánh dẫn, hoạt động nhờ vào lực ly tâm, tạo ra dòng chảy thông qua cánh quạt của máy. Để hiểu hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của loại máy bơm này. Trong tiếng Anh, bơm ly tâm được gọi là Centrifugal pumps.
Cấu tạo bơm ly tâm
Một máy bơm ly tâm có cấu tạo khá đơn giản, chúng bao gồm các bộ phận chính như:
- Bánh công tác
Được kết cấu với 3 kiểu chính đó là: cánh mở hoàn toàn, cánh mở một phần và cánh kín. Bánh công tác là bộ phận được lắp trên trục của bơm cùng các chi tiết khác cố định với trục tạo nên phần quay của bơm gọi là roto.
Bánh công tác được đúc bằng chất liệu gang hoặc thép theo phương pháp đúc chính xác. Các bề mặt đĩa là cánh dẫn và đĩa bánh công tác cần đảm bảo độ nhẵn tương đối cao (tam giác 3 đến 6) để giảm tổn thất. Bánh công tác và roto của máy bơm nước đều phải được cân bằng tĩnh và cân bằng động để khi làm việc chúng không cọ xát vào thân bơm.
- Trục bơm
Trục bơm máy bơm nước ly tâm là bộ phận được chế tạo bằng thép hợp kim cho độ bền cao, chống ăn mòn hiệu quả. Thiết bị được lắp với bánh công tác thông qua các mối ghép then.
- Ống xả và buồng xoắn ốc
Các bộ phận này còn được coi là bộ phận hướng ra phía của bơm ly tâm, thường được đúc từ chất liệu gang và có hình dạng tương đối phức tạp.
- Đầu hút nước và van điều tiết
Đây còn gọi là bộ phận về phía được đúc bằng gang, tôn hàn hoặc cao su có tác dụng hướng nước vào máy bơm.
- Vỏ máy bơm
Vỏ máy bơm là bộ phận không thể thiếu có tác dụng định hình, bảo vệ máy bơm khỏi những tác động tiêu cực từ con người và môi trường bên ngoài.
Ngoài những bộ phận trên thì cấu tạo bơm ly tâm còn gồm ống hút và ống đẩy, chúng cũng được gia công chắc chắn bằng gang đúc, cao su giúp máy hoạt động mạnh mẽ. Nhờ công suất lớn mà đem đến ưu điểm vượt trội hơn so với các loại máy bơm khác.
Nguyên lý làm việc của bơm ly tâm
Nguyên lý làm việc của bơm ly tâm được mô tả chi tiết như ảnh động bên dưới. Chúng sẽ diễn ra liên tục với hai quá trình hút và đẩy.
Các bạn để ý, dòng chất lỏng được hút qua cửa Inlet. Sau đó cánh quạt sẽ tác động làm dòng chất lỏng đi theo vách buồng bơm hình xoắn ốc, và đi ra cửa outlet.
Nhưng có một lưu ý quan trọng là trước khi máy bắt đầu làm việc thì phải mồi bơm cho thân bơm và ống hút được lắp đầy chất lỏng nhé.
Cụ thể:
Quá trình hút của bơm: Ở lối vào của bánh công tác có vùng chân không,do áp suất trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào này mà chất lỏng ở bể hút liên tục bị đẩy vào bơm từ ống hút.
Khi bơm ly tâm hoạt động, bánh công tác quay. Các chất lỏng bên trong bánh công tác bị văng ra ngoài do bị ảnh hưởng của lực ly tâm. Các màng dẫn chuyển động và đi vào ống đẩy với áp suất cao. Quá trình này gọi là quá trình đẩy của bơm. Ở bộ phận dẫn hướng ra có nhiệm vụ là dẫn chất lỏng từ bánh công tác ra ống đẩy để được điều hòa, ổn định và biến một phần động năng thành áp năng cần thiết.
Quá trình đẩy và hút của bơm được diễn ra liên tục, tạo nên dòng chảy liên tục.
Ưu nhược điểm của bơm ly tâm
Ưu điểm
- Với cấu tạo đặc biệt, máy bơm ly tâm có những ưu điểm vượt trội là công suất rất lớn, ít xảy ra xung động đường ống nên thường được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hoá chất.
- Ngoài ra, bơm ly tâm có kích thước nhỏ gọn, nhẹ hơn máy Piston, giúp máy bơm kết nối dễ dàng với động cơ cao tốc mà không cần hộp giảm tốc.
- Các bộ phận của máy bơm ly tâm có thể dễ dàng tháo bỏ, tách rời nên rất tiện khi di chuyển.
- Độ an toàn khi làm việc cao, lại ít phải sửa chữa trong quá trình vận hành.
Nhược điểm
- Hiệu suất thấp khi vòng quay nhỏ, đặc biệt khi độ nhớt của chất lỏng cần bơm tăng lên.
- So với bơm piston, kích thước đường ống hút của bơm ly tâm đòi hỏi lớn hơn.
- Bơm không được trang bị khả năng tự hút nên giá thành cao và cấu tạo bơm ly tâm khá phức tạp. Trước khi vận hành phải tiến hành mồi bơm.
Các bạn quan tâm đến sản phẩm về bơm ly tâm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!
Ứng dụng của bơm ly tâm và các loại bơm ly tâm
Ứng dụng của bơm ly tâm
Bơm ly tâm được sử dụng để bơm và vận chuyển những chất lỏng có độ nhớt thấp như nước ngọt, nước biển. Máy ly tâm sử dụng trong các hệ thống không yêu cầu cột áp cao nhưng cần có lưu lượng đều và lớn, điển hình như các hệ thống làm mát trong những phòng làm lạnh, trong PCCC, bơm cứu hỏa hay sử dụng bơm tưới trong ngành nông nghiệp và trồng trọt.
Máy bơm ly tâm là thiết bị phổ biến trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau:
- Xử lý chất thải
- Sản xuất các bộ phận điện tử
- Sản xuất thực phẩm: như sữa, bơ, bột cá,…
- Sản xuất quần áo, dệt len
- Sản xuất đồ uống: bia rượu, nước giải khát
- Xây dựng và vận hành tòa nhà
- Sản xuất bê tông, phụ gia bê tông
- Sản xuất gốm sứ
Các loại bơm ly tâm phổ biến hiện nay
Máy bơm ly tâm có rất nhiều loại khác nhau bao gồm các loại:
“Horizontal = trục ngang”, “Vertical = trục đứng”, “Multi-stage = đa tầng”.
1.Dựa vào nguyên lý hoạt động
Dựa theo nguyên lý hoạt động, người ta chia thành 2 loại chính là bơm nước ly tâm trục đứng và trục ngang.
- Bơm nước ly tâm trục ngang: Chuyên dùng cho các công trình cung cấp nước sạch, hệ thống điều hòa và hộ gia đình để lấy nước sinh hoạt.
- Bơm nước ly tâm trục đứng: Có công suất lớn hơn nên thường được sử dụng cung cấp nước cho nhà hàng, chung cư, phục vụ tưới tiêu trên diện rộng và công trình sản xuất với cột áp khá cao.
2.Dựa theo số bánh xe công tác
- Bơm ly tâm một cấp: Trên trục bơm chỉ lắp duy nhất 1 bánh xe công tác và có cột áp thấp.
- Bơm ly tâm nhiều cấp: Thường gồm bơm 2 cấp, 3 cấp và 4 cấp. Khi nước đi qua bánh xe cấp 1 sẽ vào bánh 2 rồi tiếp tục đến hết. Cột áp bằng tổng các cột áp do những bánh công tác tạo ra.
3.Dựa vào thương hiệu sản xuất
Hiện có nhiều thương hiệu sản xuất máy bơm nước ly tâm nhưng được đánh giá cao về độ uy tín và chất lượng phải nhắc đến những hãng sau:
- Thương hiệu bơm của Ý: Pentax, Ebara. Saer,…
- Thương hiệu bơm của Đài Loan: NTP, APP,…
- Thương hiệu bơm của Hàn Quốc: Wilo,…
- Thương hiệu bơm của Mỹ: Sandpiper, Pulsafeeder,…
4.Phân loại theo lưu lượng của bơm
- Bơm có lưu lượng thấp: Q < 3,5 1⁄s;
- Bơm có lưu lượng trung bình: Q = (3,5 : 20) 1/s
- Bơm có lưu lượng cao: Q > 20 1⁄s
5.Phân loại theo cột áp của bơm
- Bơm cột áp thấp: H < 20 m.c.n;
- Bơm cột áp trung bình: H = (20 + 100) m.c.n;
- Bơm cột áp cao: H > 100 m.c.n.
6.Phân loại theo số bánh công tác lắp nối tiếp trong bơm
- Bơm một cấp: có một bánh công tác lắp trên trục bơm.
- Bơm nhiều cấp: có từ hai bánh công tác trở lên lắp trên trục bơm.
a) Bơm 1 cấp;
b) Bơm nhiều cấp
Ở những bơm này chất lỏng sau khi qua bánh công tác thứ nhất lại vào bánh công tác thứ hai và cứ tiếp tục như thế cho đến hết. Cột áp của bơm nhiều cấp gần bằng tổng cột áp các bánh công tác có trong bơm, còn lưu lượng của bơm là lưu lượng của một bánh công tác.
7.Phân loại bơm theo số lượng họng hút
- Bơm có bánh công tác hút chất lỏng từ một phía gọi là bơm một miệng hút.
- Bơm có bánh công tác hút chất lỏng từ hai phía gọi là bơm hai miệng hút.
8.Phân loại bơm theo số lượng họng đẩy
- Bơm có một họng đẩy: Trên máy bơm chữa cháy khiêng tay như TOHATSU V10:72, SHIBAURA, RABBIT, OTTER….
- Bơm có nhiều họng đẩy: Trên máy bơm chữa cháy TOHATSU V75 GS, TOHATSU V82 AS… máy bơm chữa cháy loại lớn và máy bơm đặt trên xe chữa cháy.
Ngoài ra có thể phân loại theo cách dẫn nước ra khỏi bơm, theo phương pháp dẫn động giữa động cơ và máy bơm, ví dụ như dẫn động bơm bằng động cơ xăng, động cơ diezen qua trục các đăng hoặc dẫn động bằng động cơ điện.
Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ đem đến thông tin hữu ích!
Rất mong các bạn quan tâm và theo dõi tank.vn để cập nhật thông tin mới nhất về các loại bơm ly tâm.