Cấu tạo của bơm ly tâm

Hoàng Ngân Tác giả Hoàng Ngân 18/07/2024 14 phút đọc

Cấu tạo của bơm ly tâm bao gồm ba phần chính: mô tơ, vỏ bơm và cánh bơm. Mô tơ tạo ra sự quay của cánh bơm, cánh bơm nhờ lực ly tâm tạo áp suất cung cấp năng lượng cần thiết để bơm nước và vỏ bơm giữ và bảo vệ các phần khác. Bằng việc sử dụng nguyên lý lực ly tâm, bơm ly tâm hiệu quả và có thể cung cấp lượng nước lớn trong khoảng cách xa và cao hơn so với các loại bơm khác. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu các kiến thức chi tiết về bơm ly tâm trong bài viết dưới đây nhé!

Bơm ly tâm là gì?

Bơm ly tâm thực chất là một loại bơm công nghiệp thủy lực cánh dẫn, hoạt động trên nguyên tắc của lực ly tâm, năng lượng thủy động của dòng chảy nhờ cánh quạt cơ năng của máy.

Theo đó, nước được đem vào tâm quay của cánh bơm và nhờ lực ly tâm đẩy văng ra mép cánh bơm. Sự phối hợp giữa các yếu tố như: lưu lượng, áp suất, tần suất trọng lực cùng với trọng lượng riêng của chất lỏng tạo thành động năng khiến nước chuyển động.

Hình ảnh bơm ly tâm
Hình ảnh bơm ly tâm

Cấu tạo của bơm ly tâm và nguyên lí hoạt động của bơm như thế nào?

Cấu tạo của bơm ly tâm bao gồm những bộ phận nào?

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ. Máy bơm ly tâm có cấu tạo ngày càng phức tạp hơn, để đáp ứng được nhiều ứng dụng bơm khác nhau. Nhưng về cơ bản, bơm ly tâm được cấu thành từ các bộ phận sau:

Bên ngoài gồm có:

  • Motor bơm
  • Buồng bơm

Bên trong có:

  • Bánh công tác
  • Cánh quạt
  • Trục bơm
  • Bộ phận dẫn hướng vào
  • Bộ phận dẫn hướng ra
  • Ống hút và ống đẩy

Mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ hoạt động khác nhau:

  • Motor: Chuyển điện năng thành cơ năng và kéo buồng bơm hoạt động
  • Bánh công tác: Hay còn được gọi là cánh bơm ly tâm, được làm từ chất liệu gang và thép dựa trên phương pháp đúc chính xác nên rất cứng. Là phần chuyển động chính trong buồng bơm, để đẩy chất lỏng đi ra khỏi buồng. Chúng thường có cấu tạo gồm 3 dạng chính:
  1. Cánh hở hoàn toàn
  2. Cánh mở 1 phần
  3. Cánh kín
  • Trục bơm: Được chế tạo bằng thép kim loại, liên kết trực tiếp với trục motor. Dẫn động trực tiếp lên bánh công tác. Trục bơm và bánh công tác + cánh quạt được giữ cố định với nhau bằng then cài, bulông…Bộ phận dẫn hướng vào: Hay còn gọi là cửa hút, được nối với phần ống hút để dẫn chất lỏng đi vào buồng bơm
  • Bộ phận dẫn hướng ra: Hay còn gọi là cửa xả, thường có hình dạng xoắn ốc theo chiều quay của cánh quạt, nhiệm vụ của chúng là đưa chất lỏng ra khỏi buồng bơm
  • Ống hút và ống đẩy: Các phụ kiện kết nối với bộ phận dẫn hướng. Chúng thường có cấu tạo từ gang, sắt, inox hoặc là ống PVC…
  • Cánh quạt bơm ly tâm

Nói đến cánh quạt bơm ly tâm là một câu chuyện dài. Từ lúc ra đời đến giờ, chúng được cải tiến, thay đổi với nhiều hình dáng khác nhau. Ban đầu, chúng có các hình dáng như:

  • Cánh kín
  • Cánh xoáy
  • Cánh cắt

Ngoài ra, chúng còn có loại:

  • Cánh cuốn
  • Cánh tầng

Mỗi loại có ưu nhược điểm và phù hợp với từng mục đích sử dụng hay môi chất khác nhau.

Ví dụ như:

  • Cánh kín thì chuyên dùng cho các chất lỏng có độ nhớt thấp và không có chất rắn tạp như: nước sạch, nước sản xuất,…
  • Cánh cắt thì chuyên dùng cho nước có lẫn tạp chất rắn, mảnh như: nước thải chưa xử lý, nước sông, suối,…vì cánh cắt có khả năng cắt nhỏ vật thể lẫn trong nước…
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Nguyên lý hoạt động của bơm ly tâm

Mỗi loại máy bơm sẽ có nguyên lý hoạt động riêng. Đối với bơm nước ly tâm thì bạn cần nắm rõ quá trình vận hành sẽ diễn ra như sau: 

  • Quá trình mồi bơm: Đầu tiên, bạn phải mồi chất lỏng, cụ thể là nước cho đầy thân bơm và ống hút.
  • Quá trình đẩy: Khi máy hoạt động, bánh công tắc quay làm cho chất lỏng bên trong văng ra ngoài dưới tác dụng của lực ly tâm. Chất lỏng sẽ theo các máng dẫn đi vào ống đẩy có áp suất cao.
  • Quá trình hút: Song song lúc đó, ở lối vào của bánh xe công tắc cũng tạo ra vùng chân không hút chất lỏng ở bể hút bị đẩy theo đường ống hút.
  • Quá trình đẩy – hút diễn ra liên tục tạo ra dòng chảy qua bơm. Bộ phận hướng ra dẫn chất lỏng từ bánh công tác ra ống đẩy một cách ổn định, điều hòa.

Các bạn quan tâm đến sản phẩm về bơm ly tâm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!

Đặc điểm của bơm ly tâm

1.Bơm được nhiều loại chất lỏng như nước, dầu, hóa chất, kể cả hỗn hợp các chất lỏng và chất rắn

2.Phạm vi sử dụng lớn và năng suất cao:

  • Cột nước bơm H = 10 ÷ hàng ngàn mét
  • Lưu lượng bơm Q = 2 ÷ 100.000 m3/h
  • Công suất động cơ N = 1 ÷ 6000 kW.

3.Kết cấu nhỏ gọn, chắc chắn, làm việc tin cậy.

4.Hiệu suất η của bơm tương đối cao so với các loại bơm khác; η = 0,65 ÷ 0,9.

5.Giá thành không cao lắm

Ứng dụng của bơm ly tâm?

Bơm ly tâm được sử dụng để bơm và vận chuyển những chất lỏng có độ nhớt thấp như nước ngọt, nước biển. Máy ly tâm sử dụng trong các hệ thống không yêu cầu cột áp cao nhưng cần có lưu lượng đều và lớn, điển hình như các hệ thống làm mát trong những phòng làm lạnh, trong PCCC, bơm cứu hỏa hay sử dụng bơm tưới trong ngành nông nghiệp và trồng trọt.

Máy bơm ly tâm là thiết bị phổ biến trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau:

  • Xử lý chất thải
  • Sản xuất các bộ phận điện tử
  • Sản xuất thực phẩm: như sữa, bơ, bột cá,…
  • Sản xuất quần áo, dệt len
  • Sản xuất đồ uống: bia rượu, nước giải khát
  • Xây dựng và vận hành tòa nhà
  • Sản xuất bê tông, phụ gia bê tông
  • Sản xuất gốm sứ
Hình ảnh tham khảo
Hình ảnh tham khảo

Ưu nhược điểm của bơm ly tâm

Ưu điểm

  • Với cấu tạo đặc biệt, máy bơm ly tâm có những ưu điểm vượt trội là công suất rất lớn, ít xảy ra xung động đường ống nên thường được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hoá chất.
  • Ngoài ra, bơm ly tâm có kích thước nhỏ gọn, nhẹ hơn máy Piston, giúp máy bơm kết nối dễ dàng với động cơ cao tốc mà không cần hộp giảm tốc.
  • Các bộ phận của máy bơm ly tâm có thể dễ dàng tháo bỏ, tách rời nên rất tiện khi di chuyển.
  • Độ an toàn khi làm việc cao, lại ít phải sửa chữa trong quá trình vận hành.

Nhược điểm

  • Hiệu suất thấp khi vòng quay nhỏ, đặc biệt khi độ nhớt của chất lỏng cần bơm tăng lên.
  • So với bơm piston, kích thước đường ống hút của bơm ly tâm đòi hỏi lớn hơn.
  • Bơm không được trang bị khả năng tự hút nên giá thành cao và cấu tạo bơm ly tâm khá phức tạp. Trước khi vận hành phải tiến hành mồi bơm.

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ đem đến thông tin hữu ích!

Rất mong các bạn quan tâm và theo dõi tank.vn để cập nhật thông tin mới nhất về cấu tạo của bơm ly tâm.

Hoàng Ngân
Tác giả Hoàng Ngân Editor
Chuyên gia hệ thống bồn tank inox, máy bơm inox 3 năm kinh nghiệm!
Bài viết trước Các loại bơm ly tâm

Các loại bơm ly tâm

Bài viết tiếp theo

Máy bơm nước chìm 220v

Máy bơm nước chìm 220v

Bài viết liên quan

Thông báo

Bạn cần hỗ trợ?