Nồi hấp tiệt trùng

Hoàng Ngân Tác giả Hoàng Ngân 18/07/2024 14 phút đọc

Nồi hấp tiệt trùng là những thiết bị có tính ứng dụng cao trong cuộc sống, do đó có rất nhiều sản phẩm cũng như mẫu mã đã được sản xuất. Vậy loại nồi hấp này là gì? Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của loại nổi này thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết dưới đây nhé!

Nồi hấp tiệt trùng là gì? 

Nồi hấp tiệt trùng thực chất là một buồng áp suất có nhiệt độ cao. Thông thường những loại nồi này thường được ứng dụng trong các công đoạn như khử trùng, tiệt trùng các thiết bị, dụng cụ tại các cơ sở y tế, các phòng thí nghiệm, nghiên cứu hay trong ngành công nghệ thực phẩm, dược phẩm,…

Nồi hấp thường có kích thước khá lớn, phù hợp với nhu cầu hấp tiệt trùng số lượng lớn các thiết bị. Tuy nhiên cũng vẫn sẽ có những thiết kế nhỏ gọn hơn, đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng.

Cấu tạo của nồi hấp tiệt trùng

Thông thường, những thiết kế nồi hấp rất đa dạng, tuy nhiên thiết bị nào cũng sẽ có những bộ phận cơ bản nhất gồm:

Cấu tạo của nồi hấp
Cấu tạo của nồi hấp
  • Buồn tiệt trùng: Thường được sản xuất từ các chất liệu như inox 304 hoặc 306 để đảm bảo độ bền cao, có thể bền bỉ trong môi trường có độ ẩm, nhiệt độ và áp suất rất cao. Buồng hấp thường được chế tạo với dạng hình trụ, chịu được áp suất lớn.
  • Hệ thống ống dẫn khí áp lực: Giúp kiểm soát nhiệt độ và áp suất trong buồng hấp. Bộ phận này được thiết kế với các ống đồng kết hợp van điện tử.
  • Hệ thống an toàn: Bao gồm các chi tiết như cảm biến nhiệt, áp suất, mực nước,…
  • Hệ thống gia nhiệt: Có cấu tạo gồm các sợi đốt bọc cách điện – nhiệt, được bọc bên ngoài bằng lớp đồng mạ Chrome hoặc inox.
  • Hệ thống mạch điện: Có các bộ phận như bo mạch nguồn, điều khiển, bộ phận hiển thị,… đảm bảo cho quá trình kết nối và hoạt động của thiết bị ổn định và nhịp nhàng hơn.

Nguyên lý hoạt động 

Nguyên lý hoạt động của nồi hấp không quá phức tạp. Vận dụng nguyên tắc làm bay hơi nước của nguyên sinh chất sẽ dẫn tới phá vỡ vỏ để tiêu diệt các vi sinh vật. Nồi hấp có khả năng làm tăng nhiệt độ đột ngột, do đó quá trình bay hơi sẽ diễn ra cực kỳ nhanh, giúp phá vỡ vỏ một cách dễ dàng. Thường thì thời gian để tiêu diệt vi khuẩn của loại thiết bị này chỉ mất khoảng 15 – 20 phút nhờ tác động của hơi nước bão hòa dưới áp suất cao.

Các bạn quan tâm đến sản phẩm về nồi hấp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!

Công dụng của nồi hấp 

Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị có tính ứng dụng cao trong việc tiệt trùng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị y tế, môi trường nuôi cấy vi sinh, xử lý chất thải sinh hoạt,… Có thể thấy, những sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong các ngành vi sinh, dược phẩm, y tế, công nghiệp. Nồi hấp có rất nhiều loại với những công dụng khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi ngành nghề.

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Có thể kể đến một số ứng dụng như:

  • Khử trùng dụng cụ thí nghiệm, môi trường nuôi cấy trong lĩnh vực vi sinh
  • Khử trùng các thiết bị, dụng cụ y tế như dao mổ, kim tiêm,… trước khi tái sử dụng hoặc loại bỏ để các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh nguy hiểm, tránh sự lây nhiễm, phát tán trước khi thải ra môi trường.
  • Ứng dụng trong ngành công nghiệp với chức năng xử lý composit khi lưu hóa cao su.
  • Trong ngành công nghiệp điện tử, nồi hấp có tác dụng tạo môi trường thuận lợi để phát triển tinh thể thạch anh đó là nhiệt độ cao và áp suất lớn.

Phân loại nồi hấp 

Như đã đề cập đến ở tên, loại nồi này cực kỳ đa dạng và có nhiều chủng loại. Các thiết bị này thường được phân loại như sau:

Phân loại theo nguồn cấp hơi

  • Nồi hấp có nguồn cấp hơi ngoài

Với những thiết bị này, nguồn hơi nước bão hòa sẽ được cung cấp riêng biệt từ bên ngoài sau đó mới được dẫn vào trong buồng hấp tiệt trùng. Thường thì thiết kế này sẽ được ứng dụng cho những loại nồi hấp có dung tích lớn, bộ phận cửa nạp mẫu ở phía trước, có thể đóng mở tự động hoặc thiết bị nâng hạ mẫu vật tiệt trùng. 

Những loại nồi hấp sử dụng nguồn cấp hơi ngoài thường được ứng dụng trong các nhà máy, cơ sở sản xuất hoặc trong các bệnh viện lớn có sử dụng nồi hơi trung tâm.

  • Nồi hấp có nguồn cấp hơi trong

Đây là mẫu nồi tiệt trùng tích hợp sẵn thanh đốt bên trong buồng hấp, trực tiếp sử dụng điện năng để chuyển hóa hơi nước thành hơi nước bão hòa. Với sự tích hợp gọn gàng này, thiết kế sẽ phù hợp với những loại nồi có kích thước nhỏ và vừa, được sử dụng phổ biến trên thị trường.

Hình ảnh tham khảo
Hình ảnh tham khảo

Phân loại theo kiểu dáng khoang tiệt trùng

  • Nồi hấp dạng nằm ngang

Nồi hấp dạng nằm ngang thường có khoang tiệt trùng hình chữ nhật hoặc hình trụ, cửa nồi cũng nằm ngang nên mẫu vật có thể đưa vào từ cửa phía trước. Với thiết kế này, các chức năng đóng mở tự động, nâng hạ nạp mẫu tự động sẽ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, ưu điểm lớn của thiết kế này đó chính là tiết kiệm không gian làm việc rất hiệu quả.

  • Nồi hấp dạng đứng

Nồi hấp dạng đứng thường có thiết kế cửa ở trên, do đó mẫu vật sẽ được đưa từ vào trên xuống. Thiết kế buồng chứa vẫn là hình trụ nhằm tăng khả năng chịu áp lực lớn cùng như thu gọn diện tích cho thiết bị hiệu quả nhất. 

Nồi hấp dạng đứng được sử dụng rất nhiều bởi thiết kế có độ an toàn cao, giá cả hợp lý và có kích thước phù hợp với các phòng thí nghiệm, các cơ sở y tế, nghiên cứu.

Điều kiện sử dụng nồi hấp 

Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị khá đặc thù, đó không phải ai cũng đủ khả năng để vận hành. Nếu không vận hành đúng có thể gây ra các tai nạn nguy hiểm, do đó đã có những quy định về điều kiện vận hành loại nòi này như sau:

  • Các cơ sở, doanh nghiệp phải có quy trình sản xuất GMP – Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo chất lượng ổn định, đạt tiêu chuẩn đã đăng ký, đảm bảo vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, nhiệt độ phải được hiệu chuẩn để xác định sai số nhiệt độ nồi hấp.
  • Tùy vào nhu cầu hoặc điều kiện mà có thể yêu cầu đơn vị có chức năng hiệu chuẩn một hoặc nhiều điểm nhiệt trong nồi hấp.
  • Đối tượng vận hành nồi hấp phải đủ từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ sức khỏe và đã trải qua đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ, đảm bảo vượt qua các bài sát hạch theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó cũng cần có thẻ vận hành do chủ doanh nghiệp cấp, được giao nhiệm vụ vận hành bằng văn bản.
  • Người vận hành nồi hấp phải được tham gia huấn luyện về an toàn, vệ sinh hằng năm theo quy định của pháp luật, được cấp thẻ lao động đối với nhóm 3 thì mới được phép sử dụng thiết bị này.

Trên đây là thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ đem đến thông tin hữu ích!

Rất mong các bạn quan tâm và theo dõi tank.vn để cập nhật những thông tin mới nhất về nồi hấp tiệt trùng.

Hoàng Ngân
Tác giả Hoàng Ngân Editor
Chuyên gia hệ thống bồn tank inox, máy bơm inox 3 năm kinh nghiệm!
Bài viết trước Bồn Inox là gì

Bồn Inox là gì

Bài viết tiếp theo

Đầu bơm hút bùn

Đầu bơm hút bùn

Bài viết liên quan

Thông báo

Bạn cần hỗ trợ?